Hotline:1900 63 69 13
oicminh@oic.com.vn

Ngày 04/04/2023 Hội đồng thẩm định doanh nghiệp KHCN thuộc Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội trong lĩnh vực Thuỷ sản đã đồng ý cấp giấy chứng nhận cho 4 sản phẩm: Nano Carvacrol (Tôm xanh), Nano Astaxanthin (Tôm đỏ), Nano Eugenol (Tôm bạc) và Nano Gingerol ( Cá hồng) – Sản phẩm thức ăn bổ sung hỗ trợ phòng bệnh cho Tôm là 4 sản phẩm hình thành từ kết quả KHCN. Đây là hội đồng đánh giá DNKHCN lần thứ 9 đối với OIC New.

Hội đồng thẩm định đồng ý phê duyệt, cấp giấy chứng nhận DNKHCN và chụp ảnh lưu niệm cùng Nhà sáng chế Lưu Hải Minh

I. Quá trình nghiên cứu, ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ sản xuất, kinh doanh 

1. Ý tưởng nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu ngành nuôi trồng thủy sản

1.1 Giá trị kinh tế của nuôi tôm và vấn đề đặt ra

Tôm là sản phẩm có giá trị, được ngành nông nghiệp Việt Nam lựa chọn là một trong những đối tượng chủ lực mang tính đột phá trong tái cơ cấu ngành thủy sản. Ở Việt Nam, nuôi tôm đã phát triển rất nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau hành trình gần 40 năm phát triển, đến nay diện tích nuôi đạt khoảng trên 720 ngàn ha, sản lượng đạt gần 690 ngàn tấn. Tôm đã trở thành sản phẩm hàng hóa trọng điểm trong nông nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm đầu tư vào ngành tôm. Nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành tôm như: Tập đoàn Minh Phú, Tập đoàn Việt Úc… đã đưa con tôm Việt vào được những thị trường cực kỳ khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Mỹ,… hay các nước châu Âu. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, Kim ngạch xuất khẩu Tôm 10 tháng đầu năm 2021 đạt 3,2 tỷ USD.

Việc mở rộng quy mô sản xuất, mức độ thâm canh hoá ngày càng cao đã dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều mầm bệnh nguy hiểm đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp nuôi tôm và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế. Một trong số đó phải nhắc đến bệnh gan tụy (EMS), bệnh phân trắng(WFS), bệnh đốm trắng(WSSV). Bệnh phân trắng trên tôm đã xảy ra ở châu Á từ năm 2009. Bệnh thường xảy ra sau khoảng 50 ngày thả nuôi làm tôm chậm phát triển, thu hoạch không có lãi và thậm chí chết hàng loạt. Bệnh phân trắng được nghi ngờ do nhóm vi khuẩn Vibrio.

Để phòng ngừa bệnh này, ao nuôi phải chuẩn bị sạch sẽ ngay từ đầu, không sử dụng thức ăn bị mốc, hạn chế sử dụng thức ăn tươi. Trong quá trình nuôi quản lý chặt chẽ các yếu tố môi trường, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường. Thay nước định kỳ và sử dụng hóa chất diệt khuẩn sẽ giúp hạn chế bệnh phân trắng, đặc biệt trong những thời điểm nắng nóng, mưa kéo dài.  Tăng cường men vi sinh tiêu hóa, giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn, bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tôm tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng (stress). Đối với những tôm bị chết phải vớt ra khỏi ao để tránh tình trạng bệnh lây lan do tôm khỏe ăn tôm bệnh.

Trên thị trường hiện nay có sẵn những loại thuốc để phòng ngừa và trị bệnh phân trắng cho tôm. Những loại thuốc này là kháng sinh nếu dùng vội, tăng liều hoặc sử dụng không đủ sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, vừa tốn kém vừa không hiệu quả.

Bệnh đốm trắng (WSSV) là do virus White Spot Syndrome Virus (WSSV), Tôm bệnh có nhiều đốm trắng kích thước từ 0,5 – 2,0 mm xuất hiện bên trong vỏ nhất là giáp vỏ đầu ngực, đốt bụng thứ 5, 6 và sau đó lan toàn thân. Tôm bệnh hoạt động kém, ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn, bơi lờ đờ ở mặt nước hay dạt vào bờ ao. Đôi khi tôm có thêm dấu hiệu đỏ thân. Khi các đốm trắng xuất hiện sau 3-10 ngày tôm chết hầu hết trong ao nuôi (100%).

Việc lạm dụng kháng sinh trong NTTS và dư lượng kháng sinh trong NTTS gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, gây bất lợi cho môi trường và gây thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khiến nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu tôm của các doanh nghiệp Việt bị cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cảnh báo tồn dư hóa chất và bị trả về, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và người nuôi trồng thủy sản khiến họ điêu đứng, thậm chí bị thua lỗ, phá sản.

1.2. Lựa chọn thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, có nhiều phương pháp thay thế kháng sinh được kỳ vọng có thể sử dụng phổ biến bao gồm: Men vi sinh hiện nay các chế phẩm sinh học đã được sử dụng rộng rãi và mang lại kết quả rất tốt. Thực thể khuẩn (Phages) l là một thể “ăn” vi khuẩn có thể gây bệnh và tiêu diệt vi khuẩn. Việc sử dụng các sinh vật này là một lựa chọn khả quan, tuy nhiên vẫn đang nghiên cứu thử nghiệm ở quy mô nhỏ, peptit kháng sinh (AMPs). Điều cần thiết trong nuôi trồng thủy sản là giảm các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn, cải thiện cân bằng môi trường vi khuẩn trong ao nuôi để nâng cao đề kháng tự nhiên của tôm cá. Tuy nhiên, các giải pháp hiện có chủ yếu tập trung xử lý các bệnh do virut gây ra cho các loại thủy sản, chưa thực sự tập trung xử lý các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh.

Trong một số trường hợp, kháng sinh vẫn là lựa chọn không thể thay thế để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cần sử dụng hợp lý và thận trọng. Ngoài ra, không nên chỉ dựa hoàn toàn vào kháng sinh, đặc biệt là về lâu dài để chống lại bệnh do vi khuẩn. Điều cần thiết trong bối cảnh nuôi trồng thủy sản là giảm các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn, cải thiện cân bằng môi trường vi khuẩn trong ao nuôi để nâng cao đề kháng tự nhiên của tôm cá.

Bên cạnh đó, về lâu dài cần xây dựng các cơ sở chăn nuôi, nuôi trông thủy sản an toàn sinh học, hạn chế nuôi nhỏ lẻ để phòng, chống dịch bệnh và lây lan vi khuẩn. Nên tìm các thảo dược hay chế phẩm từ những vi khuẩn có lợi để thay thế kháng sinh. Thắt chặt việc mua bán kháng sinh tự do, tiến tới chỉ sử dụng kháng sinh với mục đích chữa bệnh.

Cùng với xu hướng nuôi tôm “sạch”, kháng sinh đang dần bị hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, thay thế bằng việc sử dụng các chế phẩm. Một trong những xu hướng được đánh giá cao là ứng dụng công nghệ nano . Việc sử dụng vật liệu nano mang lại những ưu điểm vượt trội như: Hạn chế việc sử dụng chế phẩm sinh học, kháng sinh có hại cho môi trường, tăng tính hướng đích, tăng hiệu quả tác động lên tế bào tác nhân gây bệnh dẫn đến giảm dư lượng kháng sinh trên tôm, đồng thời xử lý ô nhiễm môi trường nước NTTS.

2. Quá trình nghiên cứu của OIC NEW

Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải – OIC NEW đã có nhiều năm nghiên cứu về công nghệ nano ứng dụng trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe. Bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này từ năm 2009, đến nay, OIC NEW là chủ sở hữu của hơn 15 tài sản trí tuệ gồm 2 sáng chế, 13 giải pháp hữu ích và 1 nhãn hiệu đã được bảo hộ, Công ty đã phát triển và thương mại hóa 35 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano vẫn được coi là chiến lược chính của công ty.

Từ năm 2020, Công ty bắt đầu nghiên cứu để đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh các dòng sản phẩm sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, OIC NEW hướng tới các dòng sản phẩm nano làm thức ăn cho tôm, cá và một số đối tượng thủy sản khác.

OIC NEW đã nghiên cứu dựa trên các cơ sở khoa học sau:

– Silymarin thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về gan như suy giảm chức năng gan, viêm gan cấp và mạn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ, hoại tử thoái hóa, điều trị rối loạn chuyển hóa chức năng gan, v.v. Là flavonoid, silymarin có thể vô hiệu hóa gốc tự do gây hại, giúp ổn định màng tế bào gan và ngăn chặn chất độc từ bên ngoai nhiễm vào trong tế bào gan.

Astaxanthin là một loại carotenoid màu đỏ, có thể tan trong chất béo. Là một nhóm sắc tố hiện diện trên một số loài tảo, nấm men và thủy sản (cá hồi), tạo cho cơ, da, trứng có màu vàng cam hay đỏ. Sự thiếu hụt Astaxanthin trong chế độ ăn của tôm được coi là nguyên nhân của “Hội chứng màu xanh”. Các nghiên cứu in vitro đã chỉ ra rằng astaxanthin có tác dụng chống oxy hoá tuyệt vời và được cho là “vua của các hoạt chất oxy hoá”, cao hơn cả Vitamin E, Vitamin C hay các β-carotene như Lutein hay Zeaaxanthin. Chính do khả năng chống oxy hoá nổi trội này, astaxanthin còn được biết là có tác dụng bảo vệ các loài sinh vật chống lại các loạt bệnh như tim mạch, ung thư và một số bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, astaxanthin tách từ vi tảo lục Haematocuccus pluvialis đã được dùng như một nguồn thực phẩm bổ sung ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ và Nhật Bản.

Tuy nhiên, Astaxanthin và Silymarin lại có nhược điểm là tính sinh khả dụng thấp do độ tan của Astaxanthin và Silymarin trong nước thấp làm cản trở các ứng dụng của nó. Do đó, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu cải thiện tính sinh khả dụng của Astaxanthin và Silymarin bằng việc giảm kích thước hạt xuống nano và bọc bằng một chất ổn định để giữ các hạt không bị kết tụ, hoặc tạo các hạt tiểu phân phytosome, liposome với kích thước nhỏ để tăng khả năng hòa tan và hấp thụ qua hệ thống tiêu hóa.

Từ tài liệu tổng hợp có thể thấy có nhiều quy trình chuyển hóa Astaxanthin và Silymarin thành các hạt nano lam tăng khả năng hòa tan và hấp thụ qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các hạt nano Astaxanthin và Silymarin tổng hợp được vẫn có kích thước khá to. Với kích thước này khả năng vận chuyển và phân bố trong hệ tuần hoàn cơ thể sẽ bị hạn chế. Do đó, có nhu cầu cao về quy trình điều chế hệ vi nhũ tương có các hạt tiểu phân có kích thước nhỏ hơn 50 nm, đồng đều, khả năng hòa tan tốt hơn nước và vẫn giữ được cấu trúc, hoạt tính Astaxanthin và Silymarin trong quá trình nano hóa.

Công ty Nhật Hải đã đầu tư nghiên cứu với mục đích tạo ra chế phẩm Astaxanthin và Silymarin có độ tan cao, cải thiện tính thẩm qua màng tế bào, hoạt tính ổn định, độ bền hệ vi nhũ tương cao.

3. Đóng góp từ các nghiên cứu của Nhật Hải với ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam

So với các giải pháp đã biết, giải pháp kỹ thuật đã tạo ra các hiệu quả vượt trội sau đây

Một là, cho phép giải quyết các bệnh do vi khuẩn và/hoặc ký sinh trùng.

Hai là, chế phẩm tạo ra thay thế kháng sinh từ các hoạt chất ở dạng vi nhũ tương nano bao gồm các hạt tiểu phân chứa nano kích thước nhỏ, thân nước, không kết dính, ổn định, đồng đều và khả năng hòa tan tốt trong nước và vẫn giữ được cấu trúc, hoạt tính của các hoạt chất trong quá trình nano hóa và trong chế phẩm, từ đó làm tăng tính sinh khả dụng của hoạt chất. Ngoài ra, hoạt chất và nguyên liệu được sử dụng theo sáng chế phân tán tốt trong nước, có độ an toàn cao, không độc hại và ít tác dụng phụ, nên rất an toàn cao khi sử dụng.

Ba là, với việc giảm sử dụng kháng sinh và hệ lụy rất khó khắc phục do việc lạm dụng kháng sinh này cho phép đảm bảo chất lượng các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn khắt khe về dư lượng kháng sinh ở các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, nhờ đó không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn gia tăng lợi ích kinh tế.

Bốn là, việc sử dụng chế phẩm nano tạo ra mang lại những ưu điểm vượt trội bao gồm tăng tính hướng đích, tăng hiệu quả tác động lên tế bào tác nhân gây bệnh dẫn đến giảm dư lượng kháng sinh trên tôm.

Năm là, kết quả này giúp tìm ra các loại vi khuẩn gây bệnh mà từ đó là tiền đề để phát triển những nghiên cứu tiếp theo, nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và/hoặc điều trị bệnh, cũng như góp phần làm tăng năng suất và sản lượng tôm.

Tổng kết lại:

+ Từ bằng độc quyền GPHI 2489 (Quy trình điều chế hệ vi nhũ tương Nano Silymarin) qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đã hình thành được 3 sản phẩm: Nano Carvacrol, Nano Gingerol, Nano Eugenol.

STTThành phầnĐiểm mới
1. Nano CarvacrolSilymarin (Chiết xuất từ cây kế sữa), Carvacrol, Polyphenol và các tá dược vừa đủ.  Sản phẩm đạt kích thước nano.Kết hợp và ứng dụng 2 hoạt chất Silymarin và Carvacrol => tạo sản phẩm tối ưu
2. Nano GingerolSilymarin (chiết suất từ cây kế sữa), Gingerol (Chiết xuất gừng), Polyphenol và các tá dược vừa đủSản phẩm đạt kích thước nano.Kết hợp và ứng dụng 2 hoạt chất Silymarin và Gingerol => tạo sản phẩm tối ưu
3. Nano EugenolSilymarin (chiết suất từ cây kế sữa), Eugenol (Chiết xuất dầu đinh hương), Polyphenol và các tá dược vừa đủ.Sản phẩm đạt kích thước nano.Kết hợp và ứng dụng 2 hoạt chất Silymarin và Eugenol => tạo sản phẩm tối ưu

+ Từ bằng độc quyền GPHI 2489 (Quy trình điều chế hệ vi nhũ tương Nano Silymarin) và độc quyền GPHI 2897 (Quy trình điều chế hệ vi nhũ tương Nano Astaxanthin) qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng đã hình thành được 1 sản phẩm: Nano Astaxanthin.

STTThành phầnĐiểm mới
1.Nano AstaxanthinChiết xuất từ cây kế sữa (Silymarin), chiết xuất từ cà rốt (β-Carotene), chiết xuất da cá (Astaxanthin), Polyphenol và các tá dược vừa đủ.  Sản phẩm đạt kích thước nano.Kết hợp và ứng dụng 3 hoạt chất Silymarin, β-Carotene và Astaxanthin => tạo sản phẩm tối ưu

II. Sản phẩm Thực phẩm bổ sung cho Thủy sản – Hiệu quả vượt trội nhờ ứng dụng công nghệ Nano

OIC NEW đã xây dựng 4 tiêu chuẩn cơ sở:

1.TCCS 03:2023/NH -Thức ăn bổ sung cho thủy sản Nano Carvacrol (Công bố ngày 16/01/2023); QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT (Giấy chứng nhận hợp quy số 01100123 -MAFTC).

+ Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm: Hàm lượng hoạt chất chính Silymarin  2500  mg/L (3) Chỉ tiêu an toàn (E.coli, Salmonella, Pb, Hg, As).

+ Thành phần nguyên liệu: Chiết xuất từ cây kế sữa (Silymarin), chiết xuất cỏ xạ hương(Carvacrol), Polyphenol và các tá dược vừa đủ.

 + Công dụng:

  • Nâng cao sức đề kháng cho Tôm, Cá thay đổi nhiệt độ và pH của môi trường.
  • Tăng cường chức năng hệ miễn dịch ở Tôm, Cá.
  •  Hỗ trợ giải độc gan, tụy.

2.TCCS 05:2023/NH -Thức ăn bổ sung cho thủy sản Nano Astaxanthin (Công bố ngày 16/01/2023); QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT (Giấy chứng nhận hợp quy số 01100123 -MAFTC

+ Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm: Hàm lượng hoạt chất chính Silymarin 13000  mg/L (3) Chỉ tiêu an toàn (E.coli, Salmonella, Pb, Hg, As).

+ Thành phần nguyên liệu: Chiết xuất từ cây kế sữa (Silymarin), chiết xuất từ cà rốt (β-Carotene), chiết xuất da cá (Astaxanthin), Polyphenol và các tá dược vừa đủ.

+ Công dụng:

  •  Hỗ trợ đỏ vỏ và thân ở tôm.
  • Nâng cao sức đề kháng cho Tôm, cá do thay đổi nhiệt độ và pH của môi trường.
  • Tăng cường chức năng hệ miễn dịch ở tôm, cá.

3.TCCS 06:2023/NH -Thức ăn bổ sung cho thủy sản Nano Gingerol (Công bố ngày 16/01/2023); QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT (Giấy chứng nhận hợp quy số 01100123 -MAFTC).

+ Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm: Hàm lượng hoạt chất chính Silymarin 4000 mg/L (3) Chỉ tiêu an toàn (E.coli, Salmonella, Pb, Hg, As).

+ Thành phần nguyên liệu: Silymarin (chiết suất từ cây kế sữa), Gingerol (Chiết xuất gừng), Polyphenol và các tá dược vừa đủ

+ Công dụng:

  •  Nâng cao sức đề kháng cho Tôm, Cá thay đổi nhiệt độ và pH của môi trường.
  •  Tăng cường chức năng hệ miễn dịch ở Tôm, Cá
  • Hỗ trợ giải độc gan, tụy

4. TCCS 08:2023/NH -Thức ăn bổ sung cho thủy sản Nano Eugenol (Công bố ngày 20/02/2023); QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT (Giấy chứng nhận hợp quy số 01130223 -MAFTC).

+ Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm: Hàm lượng hoạt chất chính Silymarin 5000 mg/L (3) Chỉ tiêu an toàn (E.coli, Salmonella, Pb, Hg, As).

+ Thành phần nguyên liệu: Silymarin (chiết suất từ cây kế sữa), Eugenol (Chiết xuất dầu đinh hương), Polyphenol và các tá dược vừa đủ.

+ Công dụng:

  • Hỗ trợ phòng bệnh gan tụy, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh đốm đen, bệnh trống ruột, rớt đáy, bệnh bỏ ăn, stress do quá trình vận chuyển
  • Hỗ trợ giúp tôm lột vỏ đồng loạt, mau cứng vỏ, ăn mạnh trở lại sau lột xác
  • Tăng tỉ lệ sống trong giai đoạn ương tôm.

OIC NEW cũng đã gửi mẫu đến Phòng thí nghiệm được công nhận (VILAS 877- Trung tâm kiểm nghiệm thuốc-thực phẩm và nghiên cứu ứng dụng) để kiểm nghiệm chất lượng. Phiếu kết quả thử nghiệm cho thấy các chỉ tiêu đều đạt yêu cầu so với công bố.

Sản phẩm cũng đã được đơn vị độc lập chứng nhận (Trung tâm kiểm thuốc -Thực phẩm và nghiên cứu ứng dụng) 2 sản phẩm thức ăn bổ sung của Nhật Hải phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT (Quyết định số 1445/QĐ-MAFTC-CNHQ ngày 04/11/2022)

Đánh giá chung: Chế phẩm được bào chế từ các hoạt chất ở dạng vi nhũ tương nano bao gồm các hạt tiểu phân chứa nano kích thước nhỏ, thân nước, không kết dính, ổn định, đồng đều và khả năng hòa tan tốt trong nước và vẫn giữ được cấu trúc, hoạt tính của các hoạt chất trong quá trình nano hóa và trong chế phẩm, từ đó làm tăng tính sinh khả dụng của hoạt chất. Ngoài ra, hoạt chất và nguyên liệu được sử dụng theo sáng chế phân tán tốt trong nước, có độ an toàn cao, không độc hại và ít tác dụng phụ, nên rất an toàn cao khi sử dụng. Chế phẩm thích hợp làm phương án thay thế kháng sinh để ức chế vi khuẩn gây bệnh trên tôm bao gồm. Việc sử dụng thay thế kháng sinh giúp giảm thiểu các hệ lụy khó khắc phục do việc lạm dụng kháng sinh, tránh hoặc giảm thiểu tồn dư lượng lớn kháng sinh trong các lô hàng thủy sản xuất khẩu, quan trọng hơn là ảnh hưởng tới sức khỏe con người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng và bị tích lũy nhiều trong cơ thể.

OIC NEW cam kết mang đến cho quý khách hàng, quý bà con những sản phẩm nano chất lượng cao nhất, hiệu quả trong việc phòng các loại bệnh phổ biến trên Tôm hiện nay.

————————————————-

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Công ty Cổ phần Công nghệ Mới Nhật Hải

Địa chỉ: Số 9 BT2 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 1900 636913

Email: nanothuysan@oic.com.vn

Website: nanoagri.vn

Fanpage: Nano Thủy Sản

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/04/2024

Chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành...
ĐỌC TIẾP

17/01/2024

Nuôi Tôm công nghệ cao: Giải pháp cho ngành nuôi Tôm bền vững tại Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu xác định và chỉ đạo triển khai thực hiện “Nông nghiệp, trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” là...
ĐỌC TIẾP

14/12/2023

OIC NEW vinh dự được nhận 2 giải thưởng tại Lễ vinh danh Ngôi sao sáng chế IPSTAR 2023

Ngày 24/11/2023, Hội sáng chế tổ chức Lễ “Vinh danh ngôi sao sáng chế IPStar 2023” được tổ chức trong khuôn khổ Techfest 2023 bởi...
ĐỌC TIẾP

21/11/2023

Sản phẩm Nano Milk Thistle( Tôm tím ) được tôn vinh là Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2023.

Tối 17-11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và Sở Công Thương Hà Nội phối hợp tổ chức lễ...
ĐỌC TIẾP

12/09/2023

OIC NEW vinh dự nhận được giải thưởng tại Hội thi sáng tạo kĩ thuật Thành phố Hà Nội lần thứ I, năm 2023

Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật Thành phố Hà Nội được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của các cấp,...
ĐỌC TIẾP

19/08/2023

OIC NEW: Tốc độ công bố nghiên cứu khoa học vượt trội, được định giá hàng chục triệu Đô la Mỹ

Công ty Cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải (OIC NEW), một doanh nghiệp nổi tiếng về số lượng công trình nghiên cứu và ứng...
ĐỌC TIẾP

01/08/2023

Thông báo ra mắt mẫu chai cho sản phẩm mới

Từ khi Nano Thủy sản ra mắt 10 sản phẩm nano hiệu quả trong việc phòng bệnh cho tôm đến nay chúng tôi luôn nhận...
ĐỌC TIẾP

03/07/2023

OIC NEW trao chứng nhận cho các hộ nuôi tôm đạt thành tích xuất sắc

Nhằm khích lệ, động viên thêm tinh thần cho các chủ đầm đã ứng dụng công nghệ nano của Nano Thủy Sản vào nuôi tôm...
ĐỌC TIẾP